Doanh nghiệp khi mua xe nâng người cần quan tâm đặc biệt tới chứng chỉ vận hành xe nâng người bởi theo quy định của pháp luật Việt Nam, người trực tiếp vận hành xe nâng người bắt buộc phải có chứng chỉ hợp lệ do chính cơ quan có thẩm quyền cấp. Điều này vừa giúp doanh nghiệp không phải đối mặt về xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự mà còn nâng cao uy tín doanh nghiệp, đảm bảo an toàn lao động, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và tuân thủ pháp luật. Bài viết này, PNK Phú Thọ sẽ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về quy định chứng chỉ vận hành xe nâng người đầy đủ mới nhất 2025.
Chứng chỉ vận hành xe nâng người là gì?
Chứng chỉ vận hành xe nâng người được hiểu là một loại giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Mục đích để xác nhận người vận hành xe nâng đã trải qua đào tạo bài bản, nắm bắt đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để đảm bảo có đủ khả năng vận hành xe nâng người một cách an toàn và hiệu quả.
Trên thực tế, bạn có thể hiểu chứng chỉ vận hành xe nâng người và bằng lái xe nâng người là một. Trong đó, bằng lái xe cũng là một giấy tờ cụ thể, mang tính pháp lý do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép, thể hiện quyền được sử dụng và điều khiển xe nâng, được cấp sau khi đã hoàn thành khóa đào tạo.
Ngoài ra, bạn có thể nghe tới chứng chỉ IPAF được công nhận rộng rãi trên thế giới. Do Liên đoàn Thiết bị Nâng người Quốc tế – một tổ chức toàn cầu có nhiệm vụ thúc đẩy việc vận hành thiết bị nâng người an toàn tổ chức và thường được chia thành 3 loại khác nhau tương ứng với cấu tạo từng dạng xe nâng người.
Quy định về chứng chỉ vận hành xe nâng người
Để đảm bảo an toàn tối đa cho người vận hành cũng như những người xung quanh, việc nắm vững các quy định về chứng chỉ vận hành xe nâng người là cần thiết. Dưới đây là các thông tin chi tiết về các quy định này:
Điều kiện để được cấp chứng chỉ vận hành xe nâng người
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định, những người muốn có chứng chỉ vận hành xe nâng người cần thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau (theo Thông tư số 51/2015/TT-BLĐTBXH):
- Trên 18 tuổi.
- Có sức khỏe tốt, đạt tiêu chuẩn của bệnh viện hoặc phòng khám được cấp phép chứng nhận.
- Có bằng trung học cơ sở (THCS) trở lên.
- Bắt buộc hoàn thành khóa đào tạo bao gồm cả lý thuyết và thực hành tại các cơ sở đào tạo được cấp phép bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Thời gian đào tạo thường kéo dài trong vòng 25 đến 30 ngày hoặc có thể dài hơn tùy trung tâm. Chứng chỉ sẽ được cấp trong khoảng 15 ngày, tính từ thời điểm vượt qua kỳ thi sát hạch.

Quy định với người điều khiển, vận hành xe nâng người
Đối với người trực tiếp vận hành xe nâng người, bắt buộc phải có chứng chỉ nghề hoặc chứng chỉ vận hành xe nâng người hợp lệ, đảm bảo có đủ khả năng vận hành thiết bị an toàn. Luôn tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn lao động như trang bị đồ bảo hộ cá nhân, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về tốc độ vận hành và tải trọng tối đa, đảm bảo không sử dụng xe trong các điều kiện không an toàn, đồng thời nắm rõ nguyên lý hoạt động của xe và nắm bắt cách xử lý sự cố khẩn cấp.
Quy định với các đơn vị cho thuê, sở hữu xe nâng người
Đối với các doanh nghiệp trực tiếp sở hữu, sử dụng hoặc các đơn vị, tổ chức cung cấp dịch vụ cho thuê xe nâng người cần có chính sách và quy trình rõ ràng nhằm đảo bảo tất cả người vận hành đều có chứng chỉ hợp lệ. Đảm bảo chất lượng và an toàn của thiết bị, chỉ sử dụng xe nâng đáp ứng đủ yêu cầu về an toàn và chất lượng, thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì và kiểm định đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của các cơ quan chức năng
Các cơ quan chức năng có thẩm quyền chịu trách nhiệm giám sát và thực thi các quy định này. Họ được quyền kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất. Từ đó xử lý nghiêm khi phát hiện các trường hợp vi phạm về quy định chứng chỉ vận hành xe nâng người, đảm bảo an toàn cho người lao động và duy trì trật tự an toàn lao động trong toàn xã hội.
Thời hạn của chứng chỉ vận hành xe nâng người
Chứng chỉ vận hành xe nâng người thường có thời hạn sử dụng trong vòng 5 năm tính từ ngày cấp. Khi hết thời hạn, người lao động phải đăng ký thi lại để được cấp chứng chỉ mới do hiện tại chưa có quy định gia hạn chứng chỉ cũ.
Tại sao bắt buộc phải có chứng chỉ vận hành xe nâng người?
Việc sở hữu chứng chỉ vận hành xe nâng người không dừng lại ở việc đáp ứng về mặt pháp lý, mà đây còn là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn lao động, nâng cao năng lực làm việc và mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Dưới đây là những lý do giải thích vì sao chứng chỉ vận hành xe nâng người lại vô cùng cần thiết:
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối: Xe nâng người là thiết bị hoạt động trên cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được vận hành đúng cách. Việc có chứng chỉ vận hành giúp giảm thiểu tai nạn cho chính bản thân người lái, những người cùng làm việc trên xe và cả những người xung quanh.
- Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam: Việc có chứng chỉ vận hành hợp lệ giúp cả người vận hành và doanh nghiệp sử dụng người lao động tránh khỏi nguy cơ bị phạt hành chính nặng (khoảng 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng), thậm chí bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc: Việc hiểu rõ về thiết bị và cách vận hành mượt mà là tiền đề giúp người lái tối ưu hóa quy trình làm việc, từ đó nâng cao năng suất. Đồng thời những người có kinh nghiệm đều sẽ biết cách vận hành làm sao để hạn chế hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của xe, tiết kiệm chi phí bảo trì và sửa chữa cho doanh nghiệp.
- Mở rộng cơ hội nghề nghiệp và nâng cao năng lực: Việc có trong tay chứng chỉ vận hành xe nâng người mang đến cho người lao động cơ hội nghề nghiệp rất lớn, cho thất kỹ năng chuyên nghiệp và là tiền đề để được thăng tiến lên các vị trí cao hơn, với mức thu nhập tốt hơn.
Nội dung đào tạo chứng chỉ vận hành xe nâng người
Thông thường, nội dung đào tạo chứng chỉ vận hành xe nâng người ở bất cứ đơn vị nào cũng đều bao gồm 2 phần chính: lý thuyết và thực hành.
Học phần Lý thuyết (khoảng 30% thời lượng)
Tập trung cung cấp cho người học các kiến thức về xe nâng người và các quy định về an toàn:
- Tổng quan về xe nâng người.
- Nguyên lý ổn định và cân bằng.
- Quy định an toàn lao động: Các quy định, tiêu chuẩn an toàn khi vận hành, cách xử lý sự cố.
- Kiểm tra lý thuyết khi kết thúc học phần.
Học phần Thực hành (khoảng 70% thời lượng)
Đây là học phần trọng tâm của cả khóa học, giúp học viên trực tiếp điều khiển xe nâng người trong các tình huống thực tế:
- Kỹ thuật lái xe nâng người cơ bản.
- Kỹ thuật điều khiển cần nâng/sàn nâng.
- Kỹ thuật nâng hạ trong phạm vi hẹp.
- Xử lý sự cố và bảo dưỡng cơ bản.
- Kiểm tra thực hành khi kết thúc khóa học
Như vậy, chứng chỉ vận hành xe nâng người là một loại giấy tờ pháp lý không thể thiếu để người lao động làm việc trên cao. Việc nắm vững các quy định chính là một khoản đầu tư chiến lược của doanh nghiệp, mang lại lợi ích về mọi mặt bao gồm cả về pháp lý, an toàn, hiệu quả và uy tín. Nếu bạn đang có nhu cầu mua xe nâng người cho doanh nghiệp mình, hay còn bất cứ thắc mắc nào về chứng chỉ vận hành xe nâng người, hãy liên hệ ngay cho PNK Phú Thọ qua Hotline: 0912.401.875 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.